@Cunghoctv

Cung Hoc Tieng Viet

từ cùng nghĩa " thể loại" @re: xin lỗi ad đã không đưa ra tình huống rõ ràng - Có nhiều "loại" truyện: Manga, Manhwa, Manhua, Comic, Truyện Việt, vân vân....

Bạn dùng chữ thể loại cũng được. Thực tế thì mình đơn giản chỉ nghĩ tùy vào nguồn gốc sáng tác mà truyện tranh sẽ được gọi là manga, manhwa, manhua hay mạn họa/truyện Việt gì đấy. Bạn khó mà chỉ ra được nét khác biệt cơ bản giữa manga và các loại kia, đơn giản vì bản thân mỗi cái đã rất phong phú và được chia nhỏ ra nữa thành nhiều "thể loại" (tức là genre theo tiếng Tây), mỗi thể loại có phong cách, nội dung và đối tượng độc giả khác nhau.
Tuy nhiên, như mình nói ở trên, bạn dùng chữ "thể loại" để chia truyện ra theo nguồn gốc như vậy cũng được, sau đó vẫn có thể chia nhỏ ra thêm, vd: gekiga, yaoi, yuri, shounen gì đó nữa.
Liked by: Vân Anh Qua Anh 洋花
❤️ Likes
show all
VanAnhNialler19’s Profile Photo Chanh_Iu’s Profile Photo LeoPotter793’s Profile Photo

Latest answers from Cung Hoc Tieng Viet

cho mình hỏi là trong tiếng Việt thì hai câu đơn có thể nối với nhau bằng dấu phẩy không ? hay bắt buộc phải có kết từ hoặc dấu chấm phẩy ?

Tiếng Việt dùng dấu phẩy chứ không dùng dấu chấm phẩy như tiếng Anh. Đó gọi là câu ghép đẳng lập.

Ad ơi cho em hỏi đồng nghĩa với từ phai mờ, mờ nhạt và phôi phai với

Phai nhòa chẳng hạn.

Em thường dùng bài trí và bày biện. Nhưng em thấy có cả "bày trí" nữa. Mạn phép hỏi ad đâu mới là cách dùng từ đúng ạ? Em cám ơn.

Bày trí là một cách nói sai do nhập nhằng giữa hai từ mà bạn dẫn ra.
Thực ra thì Bày có cùng gốc với Bài, cùng là một từ gốc Hán. Nhưng Bài là âm Hán Việt còn Bày thì là âm Hán Việt của một thời kỳ khác với Bài.

tớ là người hỏi câu "gợi lên/nên" ạ, trước tớ có thấy post bạn trả lời về việc phân biệt chữ "lên" và "nên", ví dụ "xây lên" nhưng sẽ là "trở nên", tớ có gg đọc thêm thì thấy có chỗ phân biệt "lên" dành cho hữu hình, "nên" dành cho trừu tượng nên tớ thấy "gợi nên" có vẻ đúng hơn, cậu thấy sao?

Nói thế cũng không sai nhưng không hẳn.
Cứ theo nghĩa gốc mà nói, Lên nghĩa là nâng cao trong không gian, thì thường dành cho vật hữu hình, nhưng cũng có thể có sự trừu tượng, miễn là theo nghĩa gốc kia. Còn Nên thì nghĩa là đạt được một kết quả nào đó mà trước đó chưa có, cũng có thể là kết quả hữu hình chứ.
Ví dụ:
- Rét từ cổ trở lên.
- Cổ trở nên rét vì không quàng khăn.

Language: English