@TornadNTL

Nguyễn Tuấn Linh

Bạn mình đã có ý định tự tử 2 lần, dĩ nhiên là bất thành vì chán ghét mọi thứ và ghét bản thân mình chán ghét mọi thứ. Mình không muốn bạn ấy lỡ đâu một lần thành công. Mình phải làm sao đây?

Việc này quan trọng đến mức mình không khuyên gì. Mình biết bệnh này nhiều lúc nửa tiếng trước còn bình thường, rồi tự nhiên bị trigger vì việc gì đó và chỉ vài phút sau trở thành một con người khác, mang suy nghĩ khác, lúc ấy họ mà không muốn chia sẻ với ai và cứ lẳng lặng làm thì cũng chịu. Việc mình thường làm là lắng nghe không phán xét và chặn trước từ 200 ki lô mét những cái có thể trigger họ.
❤️ Likes
show all
hienninh1’s Profile Photo khanhhuyen0312566’s Profile Photo sakeuchinasaimai8007’s Profile Photo mikyway299’s Profile Photo nobueitou’s Profile Photo

Latest answers from Nguyễn Tuấn Linh

Anh ơi, anh cho em hỏi câu: " Chỉ có hai loại người mê hoặc - người rành rọt mọi thứ, và người chẳng rành rọt thứ gì ". Tại sao người k rành rọt thứ gì lại mê hoặc ạ.

Oscar Wilde bị dị ứng với những người hiểu biết nửa mùa. Với ông ấy thì người giỏi hẳn, cực giỏi sẽ là người hấp dẫn, nếu không trở thành người như vậy được thì thà cứ dốt hẳn thì cũng được coi là hấp dẫn, vì người hiểu biết nửa mùa là loại người ổng không thích. Quan điểm cá nhân của ổng và đan xen chút hài hước thôi.
Quan điểm này cũng được ổng thể hiện trong vở The Importance of being Earnest và bức thư De Profundis. Ngoài ra nó cũng liên kết mơ hồ đến mối quan hệ thầy trò nam-nam, cũng đồng thời là mối quan hệ đồng tính, của thời Hi Lạp cổ, khi một người đàn ông già vừa làm thầy vừa làm người tình của một chàng trai trẻ.

"Con người là tổng số của hàng triệu hành động nhỏ, còn những hành động lớn đôi khi chả mang ý nghĩa nào.". Anh ơi anh nghĩ sao về câu này ạ. Câu này có hoàn toàn đúng không anh ?

Anh hiểu theo ý muốn nói rằng bản chất của một người đến từ những hành động nhỏ, tức những hành động không được dàn dựng từ trước, những hành động được làm một cách tự nhiên; còn ngược với nó là hành động lớn, những thứ có chủ tâm làm và đôi khi cần may mắn mới làm thành công, vậy nên dựa trên nó để đánh giá bản chất một người thì không ổn.
Đây là cách hiểu ngoài ngữ cảnh của anh thôi. Anh không biết câu này của ai, nói ở đâu, nếu có ngữ cảnh thì tốt hơn.

ờm.. 13 ngày rùi anh không có đăng post nào rồi. Thói quen mỗi sáng vào check post của anh dần mất rồi :>>

Có nhiều người hỏi, đúng hơn là cảm thán, như em, anh chọn câu của em và qua đây vừa để cảm ơn em cùng mọi người, vừa để nói đôi lời với tất cả mọi người về chuyện này nha. :>
Về lí do 2 tuần rồi không trả lời, một phần vì anh đi vào giai đoạn cuối của một quyển sách (hi vọng giữa năm sau ra), cho những ai cần biết cụ thể thì là anh dịch một tuyển tập kịch, giai đoạn cuối là viết lời giới thiệu bối cảnh trước từng vở kịch, sau đó làm chú thích, và cuối cùng viết lời giới thiệu trước toàn bộ tuyển tập kịch. Việc này cần cảm xúc nhiều hơn là trí não, và những lúc như thế này anh thường đắm mình vào tác phẩm cho có cảm xúc, gạt bỏ mọi chuyện khác. Chính thế nên thời gian qua trên FB anh cũng chả viết gì, mấy nay viết lại trên FB được rồi thì cũng tức là rảnh rồi. Do đó cũng trả lời ask được.
Phần khác vì 2 tuần rồi cũng là thời gian Hà Nội hết thiết quân luật, mọi thứ bắt đầu rục rịch bình thường trở lại. Lí do lớn nhất anh mở ask thật ra vì hồi đó giãn cách buồn quá, muốn làm gì đó vui vui và chơi chơi. Lúc mới mở anh cũng không nghĩ nhận nhiều câu hỏi vậy đâu. Định mỗi ngày trả lời vài câu, ai dè mỗi ngày trả lời chục câu và mất hàng tiếng đồng hồ. Việc này tất nhiên ảnh hưởng đôi chút đến thời gian bình thường của anh.
Và cuối cùng điều anh muốn nói là anh rất cảm kích những bạn vào đây hằng ngày như em, và rất mong ask của anh giúp em được nhiều thứ, ít nhất là giúp vui như mục đích ban đầu nó được mở. Tuy nhiên thì từ giờ anh sẽ không thể dành nhiều thời gian hơn vào ask như hồi giãn cách nữa đâu. Đóng thì không đóng đâu, vẫn trả lời thôi, nhưng sẽ không nhiều như xưa. Nói chung là cuộc đời "bình thường mới" đã xem vào giữa chúng ta rồi đó. :>

View more

Anh thấy thế nào về friends with benefits vậy ạ? Em không biết tại sao khi bạn gái em nói rằng từng muốn có fwb em lại cảm thấy rất khó chịu :(

Fwb vốn dĩ là hai người gắn kết chỉ vì tình dục, không yêu và nói chung không gây ra bất kì ảnh hưởng gì đến cuộc sống riêng của nhau. Mô hình này với dân tộc ngập tràn cảm tính như Việt Nam thì e là phá sản từ vòng gửi xe.
Nền văn hoá chúng ta xây dựng ý tưởng tình yêu 1-1 rất chắc chắn nên chắc là ai từng nghe người yêu mình nói muốn có fwb cũng đều thấy khó chịu thôi. Nó có thể đến từ ý tưởng độc quyền tình dục, và khi người yêu tìm tình dục ở bên ngoài tức là ngầm cho thấy chưa thoả mãn trong tình dục với mình.
Nhưng anh nghĩ có lẽ những suy nghĩ có phần "lệch hướng" như vậy là bình thường trong một mối quan hệ gắn kết và lâu dài đấy. Biết rằng bản năng của loài người chúng ta là tình dục chung chạ chứ không phải 1-1. Và khi ai đó nảy lên suy nghĩ "lệch hướng" chứng tỏ trước giờ họ vẫn đang "đúng hướng" theo ý tưởng mà nền văn minh vẽ ra. Hãy ý thức được nó là bình thường theo bản chất con người.

View more

+ 1 💬 message

read all

Em có vài người bạn sau khi đi làm luôn mang tư duy “lươn lẹo mới sống được” hẳn là không phải như vậy đúng không anh

Đúng là lươn lẹo dễ sống hơn thật đó. Nhưng bên cạnh mạng sống, con người chúng ta còn nhiều giá trị khác không kém phần quan trọng, và người lươn lẹo thường không có được chúng. Họ thậm chí không thấy được chúng.

Anh có thể chia sẻ về trải nghiệm học ngoại ngữ với Duolingo không ạ? Và theo anh thì nên làm gì để học hiệu quả với ứng dụng này? Em đang tìm hiểu về việc tự học ngoại ngữ nên muốn hỏi thăm nhiều người đi trước ạ.

Duolingo học bằng cách dịch từ ngữ nguồn sang ngữ đích, đây là cách học rất không nên với người mới học em ạ. Khi mới học nên tư duy thẳng vào ngôn ngữ mình học, tư duy bằng hình ảnh và ý niệm, chứ không phải tư duy bằng ngôn ngữ khác rồi sau đó "đổi" (dịch) ra ngôn ngữ mình học.
Anh xài Duolingo đơn giản vì vui thôi chứ nó không hữu dụng lắm đâu. Duolingo được thiết kế kiểu "game hoá" nên cũng gây nghiện ở mức nhất định đó. Nó hữu dụng trong việc cho mình cảm hứng với nó lặp lại các cụm từ cho mình nhớ lâu.
Còn bình thường anh học ngoại ngữ theo cách khá cổ điển là đắm mình vào sách, đầu tư nhiều thời gian để học thuộc lòng vậy thôi.

Anh nghĩ thế nào về việc đi du lịch của các bạn trẻ bây giờ ạ? Liệu “xách balo lên và đi” có thực sự quan trọng không. Em thấy có vẻ như các công ti du lịch đang cố nhồi nhét văn hoá tiêu thụ theo một cách khác: tuổi trẻ là phải đi

Chính xác, du lịch chỉ là một thứ hạnh phúc tưởng tượng do chủ nghĩa tiêu thụ vẽ ra để bán được nhiều hàng. Chủ đề này anh từng viết trên FB cũng lâu rồi, đại để hãy nhìn vua chúa xưa, họ tập trung tiền bạc xây lăng tẩm nhà cửa, hoặc mua các thứ về chỗ mình ở chứ có đi đâu đâu. Thú vật hạnh phúc nhất khi ở môi trường quen thuộc với nó chứ không phải đến vùng đất lạ. Ngay loài người bây giờ cũng sốc văn hoá với chửi nhau vì sự khác biệt đầy ra.
"Muốn hạnh phúc hãy đi xa" đậm chất tưởng tượng y chang câu "Muốn hạnh phúc hãy mua nhiều đồ dùng tiện dụng". Thành thật mà nói hạnh phúc mà dễ kiếm như vậy thì loài người giờ khác lắm lắm.

Vô tình nghe người khác (quen) nói xấu mình nhưng chủ yếu là trật lất có gì thú vị không?

Thật ra nếu ta chịu để ý kĩ, ta sẽ thấy loài người hầu hết thời gian và với hầu hết mọi người là hiểu nhầm nhau. Những người hiểu đúng về nhau sẽ là tri kỉ hoặc người yêu hoặc gì đó cao hơn, mà số người nằm trong mối quan hệ như vậy rõ ràng ít có trong đời mỗi người.
Vậy nên hiểu nhầm là rất bình thường, hãy quen với điều đó. Còn nói xấu cũng là bình thường nốt. Anh thì thường không quan tâm mấy người nói xấu mình, người yêu quý mình anh quan tâm còn không xuể, không phải vì họ có nhiều mà vì khả năng quan tâm của anh quá ít.

Một lời khuyên tệ hại nhất về cuộc sống anh từng nhận được là gì ?

"Hãy hoà đồng."
Anh khó gần từ nhỏ và anh cảm thấy mình vui nhất khi mình học một mình, chơi một mình, làm một mình. Nhưng anh luôn bị khuyên là phải làm mọi thứ cùng người khác, hệ quả là anh vừa không thấy vui mà sản phẩm cho ra cũng không tốt. Một thời gian dài anh cố lừa dối bản thân là làm cùng người khác vui và tốt lắm, chả qua mình chưa tìm được cách thôi.
Sau này đủ lớn thì anh lại trở về làm một mình và anh nhận ra việc này không có vấn đề gì, người ta vẫn có thể đóng góp cho cộng đồng theo cách của người ta, cũng như kết bạn theo cách riêng của người ta.

em thỉnh thoảng hay vẽ vời các thứ mà thường chỉ muốn cho người lạ xem tác phẩm của mình, rất ngại cho người quen xem, nhiều lúc em cũng thấy khó hiểu bản thân, anh có bao giờ thế không ạ? Kiểu quan điểm muốn chia sẻ với người lạ hơn là người quen?

Oscar Wilde có câu rất hay và bí ẩn là khi hoạ sĩ vẽ một chân dung, thì bức chân dung phản ánh sâu xa con người hoạ sĩ chứ không phải người mẫu, người mẫu chỉ là một phương tiện, một cái cớ để qua đó hoạ sĩ bộc lộ mình qua bức chân dung. Hay nói cách khác bản chất của bức chân dung là người hoạ sĩ, còn người mẫu là ai cũng như nhau, không ảnh hưởng.
Anh nghĩ nó xuất phát từ việc rằng rất có thể nghệ phẩm bộc lộ con người thầm kín của tác giả thật, vậy nên tác giả không muốn người quen xem kẻo họ có thể đoán được động cơ viết, nguyên liệu viết lấy từ đâu, v.v.
Bản thân anh thì thật sự là anh ít sáng tác nghệ phẩm lắm. Ngoài vài chục bài thơ viết theo hứng thì không sáng tạo gì. Anh có vẽ nhưng là vẽ chép tranh; anh dịch nhiều nhưng dịch vốn không phải sản phẩm sáng tạo thuần tuý, nó là sáng tạo theo tinh thần của một người khác; anh viết nhiều nhưng viết bài nghị luận non-fiction, và với nó anh có thể tách biệt giữa ý tưởng và bản thân mình, chúng không bị nhập nhằng với nhau.
Duy có gần đây anh manh nha viết tiểu thuyết và anh nhận ra mình phải vắt kiệt các sự kiện trong đời mới viết được, mỗi tưởng tượng không thì rất khó. Và anh sợ là cũng giống đống thơ giấu kín, tiểu thuyết này anh cũng giấu, vì thấy nó không hay. :))

View more

Language: English