@bingothanhthien

Bí Bứt Bông

Ask @bingothanhthien

Sort by:

LatestTop

Bí ơi, hồi lâu rồi có nghe mọi người nói là Hồ Nguyên Trừng theo giặc, chỉ điểm? Không biết có thể tìm thông tin này ở nguồn nào ạ? Mình nhớ là ông ấy bị bắt sang và làm quan ở bển? Không lẽ trong tình cảnh ấy cứ phải chết/bất hợp tác mới là việc nên làm?

Thông tin này bạn có thể đọc trong "Minh thực lục" nhé, Hồ Nguyên Trừng làm quan chức cũng tương đối cao đấy, có giúp nhà Minh moi tin để diệt quân hậu Trần.

Theo bạn, khi viết nên (1) quyết định tính cách nhân vật trước, hay (2) tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội trước, hay (3) viết cốt truyện trước? Mình loay hoay không biết nên làm theo thứ tự nào thì thuận lợi hơn khi viết, thành ra mỗi thứ đều làm 1 tí chứ chưa xong hẳn cái nào.

Thứ tự này không có câu trả lời tuyệt đối, mà phụ thuộc vào "giá trị" tác giả xem trọng nhất khi viết câu chuyện ấy.
Nếu bạn thích một số đặc điểm nào đấy của nhân vật của mình có những đặc điểm nào đấy (sở thích cá nhân, không liên quan đến hình tượng nhân vật trong lịch sử) thì xây dựng nhân vật trước, tìm xem trong sử có nhân vật/ giai đoạn phù hợp để những mẫu nhân vật ấy có đất tung hoành, sau đó xây dựng cốt truyện dựa trên sự kết hợp kia.
Nếu bạn mường tượng được một cốt truyện hay (có hoặc không liên quan đến lịch sử), cũng như trên, bạn tìm một giai đoạn lịch sử để áp vào, sau đó tùy thuộc vào sự kiện lịch sử để chọn xem nên khắc họa ai, tính cách thế nào cho phù hợp với diễn biến lịch sử và cốt truyện mình yêu thích.
Trường hợp thứ 3, chính là giống như mình, đọc sử trước, hình dung ra cốt truyện, rồi chọn nhân vật để khắc họa cho phù hợp. Ai đề cao tính "sử" trong câu chuyện thì chọn hướng này, ưu điểm là hạn chế cái sai khi viết truyện, tránh việc viết mấy chục chương xong phát hiện ra mình hiểu sai hoàn toàn sự việc và quay lại sửa bạc đầu, khuyết điểm là... mất nhiều thời gian đọc tư liệu chọ việc viết, trong khi thật ra đa số độc giả phổ thông không quan tâm hay kiểm tra lại xem bạn viết đúng hay sai một số chi tiết trong lịch sử.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm viết truyện dã sử "nặng tính lịch sử", tức là đề cao logic, có tính "hiện thực", cốt truyện có liên quan nhiều đến triều đình. Còn nếu bạn viết thể loại thần tiên, hay nhân vật ở dân gian... thì quan trọng nhất là cốt truyện và nhân vật.
Nói chung không có đúng sai, bạn giỏi cái gì thì đầu tư vào cái đó.

View more

Related users

Bí có biết truyện Cầm Thư Quán của Hà Thủy Nguyên không? Bí có review gì về truyện này không?

Truyện này mình đọc gần chục năm rồi nên không nhớ bạn ạ.

À Bí ơi, cái video hôm bữa Bí đánh đàn là cổ tranh hay cổ cầm? Sao mình không xem lại được. :'<

Cái hôm nọ là cổ tranh, mình đăng lên khoe cho vui 1, 2 ngày thôi rồi set friend chứ không dám để công khai múa rìu qua mắt thợ hihi.

Mình nghe nói học cổ cầm khó hơn cổ tranh phải không? Cá nhân Bí có nhận xét gì về cái hay/dở của Guzheng, Guqin với đàn tranh không?

Mình chưa từng chơi cổ cầm nên không chắc, nhưng xem biểu diễn trên mạng và nghe đồn thì hẳn là cỏ cầm khó chơi hơn cổ tranh nhiều.
Về cái hay/ dở của đàn ở góc độ thính giả cũng khó đánh giá, vì tuỳ người chơi, tuỳ bản nhạc, tuỳ tâm trạng nữa. Nhìn chung, cổ cầm "đíp" hơi cổ tranh, chơi nhạc cổ nghe "sang" hơn, nhưng ai không hợp thì dễ thấy thể loại này... buồn ngủ. Gần đây mình tình cờ nghe được vài bài hiện đại phối cho cổ cầm, thấy cũng khá hay, vừa hay vừa đíp nên lại đabg lên cơn mê cổ cầm rồi.
Đàn tranh thanh âm quá sắc nên mình không thích. Loại đàn này thích hợp hoà tấu hơn độc tấu, tuy nhiên với dân ca, vọng cổ, cải lương thì phải dùng đàn này mới thê hiện đúng được cái da diết trữ tình của bản nhạc. Trong các nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam thì mình thích âm sắc của đàn bầu nhất, kế đấy là đàn nhị, nhưng hai nhạc cụ này cũng không thích hợp độc tấu, nên mình cũng không chọn chơi hai nhạc cụ này.

View more

Minh thực lục hình như gồm 3 quyển lận, em sợ mua lại không đọc hết (kiểu chỉ là tài liệu tra cứu tham khảo thôi), chị có mua quyển này không hay có chỗ nào để đọc bản pdf không ạ?

Quyển này không có pdf đâu em ạ, chỉ có sách giấy thôi.

Hồi đó chị có đăng 1 đoạn trích về việc mua nhân sâm cho mẹ của Quang Trung có phải là từ quyển "Việt Sử - Tư liệu với lời bàn" của Hồ Bạch Thảo không ạ? Chị thấy quyển này thế nào? (Dạo này sách sử nhiều quá, em sợ mua phải mấy quyển nói chung chung hoặc bàn luận không có luận cứ, dẫn chứng)

Đúng rồi em. Chị tiện tay thì mua thôi chứ cũng không dùng mấy, vì đa số là thứ chị đọc trên mạng rồi, hoặc là thời kỳ chị không có ý định tìm hiểu, nên cuối cùng chỉ đăng FB giúp vui thôi.
Quyển này thiên về cung cấp bản dịch từ sử bắc thôi chứ không có suy luận gì đặc biệt. Nếu em có ý định tìm hiểu sâu thì nên đọc bản dịch một phần Minh thực lục và Thanh thực lục của cùng tác giả.

Trong Hoa Tư Dẫn, hình như Bí ấn tượng nhất phần Thập Tam Nguyệt đúng không? Không biết Bí đã nghe bài này chưa (phổ lại từ một bài tiếng Nhật)? Phần lời sát với truyện lắm! youtube.com/watch?v=7WI_11hQ0P8

Không phải ấn tượng nhất, nhưng là thích nhất í. Phần ấn tượng nhất là truyện thứ 3 cơ.
Cảm ơn bài hát bạn gửi nha.

Chị ơi, sách của Nguyễn Duy Chính, theo chị thì quyển nào hay, nên đọc?

Sách về sử Việt của Nguyễn Duy Chính chủ yếu viết về giai đoạn Tây Sơn - Nguyễn, mà đây không phải giai đoạn ss thích, nên chẳng biết khuyên thế nào em ạ. Sau khi đọc quyển Việt Thanh chiến dịch và Vó ngựa cánh cung thì nhìn chung ss thấy tác giả viết có đầu tư bài bản, tư liệu phong phú, lập luận có thể tham khảo được.
Liked by: Huyen Nguyen

Không biết có thể nhờ Bí đăng lên hỏi hộ mọi người thông tin cụ thể/nghe ngóng dc của dự án "Dệt nên triều đại" tổ chức ở Sydney? - vietnamcentre[dot]org - Cảm ơn Bí.

Ủa sao bạn không lên thẳng trang của họ hỏi cho nhanh? Bí không quen biết nhóm nên không có thông tun gì đặc biệt đâu.

(tiếp theo) /tiểu sử quan lại (để kiếm nv phụ), vv… để tìm hướng đi cho truyện (nv chính đã chọn rồi), nhưng mà mình luôn cảm thấy cách tiếp cận của mình hình như không đúng. Bí có thể chia sẻ phương pháp Bí xử lý tư liệu và dựng cốt truyện ban đầu được không?

Nếu nói riêng mảng truyện dã sử thì đầu tiên mình sẽ đọc khái quát giai đoạn lịch sử ấy để chọn xem nên xoáy vào vấn đề gì. Những nhân vật, sự kiện hư cấu trong truyện sẽ được xây dựng xoay quanh chủ đề được chọn này. Còn cốt truyện thì mình chỉ đơn giản đặt ra câu hỏi: Mình muốn viết về cuộc đời nhân vật chính thế nào. Vậy thôi. Như mình đã trả lời bên dưới, mình không có cái khuôn sẵn cho một truyện mà để nhân vật từ từ phát triển.

Nói thật mình đang xử lý tư liệu và thấy rối một nùi. Mình không viết cung đấu nhưng có bám vào tình tiết lịch sử, và mình định dựng diễn biến dựa trên kiến thức về cuộc sống thời đó nên cứ đọc mỗi cái một ít, về mảng văn hóa/sinh hoạt đời sống/kinh tế-ngoại thương-thủ công nghiệp/y học/

Bạn nên chọn một chủ đề chính rồi đọc chuyện về mảng ấy thôi. Những mảng khác là phụ. Bạn đọc nhiều là tốt, nhưng chỉ tốt cho kiến thức của bạn thôi, còn đối với một truyện cụ thể, đa số độc giả khi đọc truyện họ cũng chỉ chú tâm vào vấn đề nào đấy chứ không có hứng thú đọc một quyển nghiên cứu về xã hội xưa đâu. Bạn phải hình dung ra mình muốn được độc giả giới thiệu truyện của mình với bạn bè họ thế nào.
"Truyện này có mấy vụ đấu đá ngoại thương thời Trịnh - Nguyễn li kì lắm."
Hoặc: "Truyện này khắc họa cảnh sống ở Thăng Long thời Trần thấy sống động lắm, không biết có thật không nhưng đọc là thấy khác ngay mấy phim truyện về Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..."
Hoặc: "Truyện này nói về nghề y thời xưa, thấy diễn giải cũng công phu, chi tiết lắm."
Nói chung là: Phải biết điểm đến mới biết đi lối nào, phương tiện nào.

View more

Liked by: Phanh The Genius

Vừa đọc xong 2 post LSCN. Thấy thú vị vì cách Bí viết, nhiều chi tiết tự thêm vào mà nghe rất thật, như là chi tiết rất nhỏ về thói quen, tính cách, tiểu sử của nhân vật phụ. Mình thấy giai đoạn kháng chiến ấy dài và rối ren, không biết trong bao lâu Bí mới phác xong đại khái toàn bộ diễn biến?

"Lam Sơn cổ nguyệt" mình chưa viết chương nào cả, chắc bạn nói đến "Chuyện cũ Lam Sơn" - ngoại truyện của "Lam Sơn cổ nguyệt" đúng không nhỉ?
Mình không có thói quen lập dàn ý cho cả truyện, vì cảm thấy sự phát triển nhân vật bị giới hạn. Thay vào đó, mình đặt ra một vài bước ngoặt nho nhỏ cho nhân vật. Vì bạn đang đọc "Chuyện cũ Lam Sơn" nên mình lấy ngay truyện này làm ví dụ cho dễ hiểu.
1/ Mình đặt khởi đầu Lê Lợi là một người thế này, thế này, thế này... Định hướng đến cuối truyện Lê Lợi sẽ là một người thế này, thế nọ, thế kia.
2/ Đọc lại tiểu sử nhân vật và những sự kiện lịch sử xoay quay nhân vật xem những sự kiện/ nhân vật nào có thể tác động đến nhân sinh quan của nhân vật Lê Lợi.
3/ Dựa vào hình tượng khởi đầu của nhân vật, xây dựng các tương tác giữa nhân vật & nhân vật, nhân vật & sự kiện để tạo nên các bước ngoặt cần thiết. Ví dụ Lê Lợi từ bé đến lớn luôn thuận buồm xuôi gió, được nhiều người yêu quý và ca tụng, nên không giỏi chịu nhục => Xây dựng việc Lê Lợi giết quân Ngô cứu Ngọc Cửu (Việc làm theo bản nặng), sau đó lại phải nhún nhường nhận lỗi với giặc (Việc làm trái bản năng) để Lê Lợi càng căm ghét quân Ngô. Ở đây, theo hình tượng khởi đầu của nhân vật, việc "phải nhún nhường" mới là mấu chốt, chứ không phải bản thân tội ác của quân Ngô.
Về cơ bản, mình nắm những sự kiện lịch sử lớn, rồi từ đấy xây dựng nhân vật chính, nhân vật phụ, viết đến đâu lại đào thêm sự kiện lịch sử cụ thể để xây dựng tiếp đến đấy thôi. Yêu cầu quan trọng nhất của các viết này là phải nắm được nhân vật của mình, phải để nhân vật sống và phát triển. Kiểu viết này thì không thích hợp với tiêu chí xây dựng "một bầu không khí chung bao trùm câu chuyện", vì đời có vui có buồn, có lúc lạc quan, lúc bi quan...

View more

Liked by: Trần Minh Thảo

Sắp có truyện "Thiên hạ là nàng", nhân vật và cốt truyện thì giống "Mộng ảnh - Chung đôi" (hình như nữ chính là con gái một trong hai vị quan họ Trịnh bị Nguyễn Thị Anh giết). Mối quan hệ giữa 4 anh em nhà đấy stereotypical/dễ khai thác hay sao mà dạo này nhiều người viết truyện về họ quá.

Nghe bạn nói nên mình thử đọc qua giới thiệu "Thiên hạ là nàng", thấy giới thiệu bảo nữ chính phải trốn chạy vì bị Tuyên Từ thái hậu đuổi tận giết tuyệt cả gia tộc. Thế thì chắc con cháu nhà Nguyễn Trãi, vì ngoài nhà này chả ai tội nặng đến thế cả. Còn "Mộng ảnh chung đôi" nữ chính là con nuôi Trịnh Khả, nhà này bị giết mỗi 2 người thôi, nữ chính không mang thù hận nhiều đến vậy nên có lẽ hướng đi không giống.
Nghe đồn F4 Lê sơ đang là chủ đề hot nhất biển Đông.

Vụ đổi họ của Lê Khắc Xương, mình cũng đọc được trong "Nhìn lại lịch sử" của Đinh Công Vĩ, không biết Bí đọc từ đâu? Mình thấy cái vụ này không đáng tin lắm vì dựa vào gia phả họ Bùi mà lại là chuyện hơn 500 năm rồi. Không biết ý kiến Bí thế nào?

Huhuhu, mình cũng chả nhớ là đã đọc ở đâu, để lục lại xem. Mấy cái "nhớ" đúng là nguy hiểm thật.

Bí là Lý Bí hay Dương Thị Bí đầu thai?

Bí tiến hóa từ một quả bí chín vạn năm cơ.

Next

Language: English