@Cunghoctv

Cung Hoc Tieng Viet

Ask @Cunghoctv

Sort by:

LatestTop

Related users

Em thường dùng bài trí và bày biện. Nhưng em thấy có cả "bày trí" nữa. Mạn phép hỏi ad đâu mới là cách dùng từ đúng ạ? Em cám ơn.

Bày trí là một cách nói sai do nhập nhằng giữa hai từ mà bạn dẫn ra.
Thực ra thì Bày có cùng gốc với Bài, cùng là một từ gốc Hán. Nhưng Bài là âm Hán Việt còn Bày thì là âm Hán Việt của một thời kỳ khác với Bài.

tớ là người hỏi câu "gợi lên/nên" ạ, trước tớ có thấy post bạn trả lời về việc phân biệt chữ "lên" và "nên", ví dụ "xây lên" nhưng sẽ là "trở nên", tớ có gg đọc thêm thì thấy có chỗ phân biệt "lên" dành cho hữu hình, "nên" dành cho trừu tượng nên tớ thấy "gợi nên" có vẻ đúng hơn, cậu thấy sao?

Nói thế cũng không sai nhưng không hẳn.
Cứ theo nghĩa gốc mà nói, Lên nghĩa là nâng cao trong không gian, thì thường dành cho vật hữu hình, nhưng cũng có thể có sự trừu tượng, miễn là theo nghĩa gốc kia. Còn Nên thì nghĩa là đạt được một kết quả nào đó mà trước đó chưa có, cũng có thể là kết quả hữu hình chứ.
Ví dụ:
- Rét từ cổ trở lên.
- Cổ trở nên rét vì không quàng khăn.

Theo bạn, đâu là định nghĩa về ĐOẠN VĂN trong kỳ thi THPT Quốc gia: 1. "Bài văn thu nhỏ" (gồm các ý giải thích, bình luận, chứng minh, bác bỏ,...) 2. Diễn đạt một ý hoàn chỉnh (chỉ giải thích/ chỉ bác bỏ,...)

Đoạn văn về hình thức là "viết một mạch không xuống dòng, lùi vào một ô". :v Còn đoạn đó bạn diễn đạt thế nào thì để giám khảo quyết định chứ.:v

Cho mình hỏi "Phép màu" và "Phép mầu" thì cái nào đúng hơn cái nào? Vì "mầu" cũng là một từ có trong từ điển?

Trần Huỳnh Minh Ngọc
Mầu mới đúng.
Mầu là âm cổ của Diệu. "Phép mầu" dịch từ "diệu pháp" thôi.
Chứ phép thì làm gì có màu như mấy cái kỹ xảo điện ảnh bây giờ.:v

Chào Ad Mình muốn hỏi là khi nói về người có nụ cười đẹp nhất nước có phải là: "Nhất tiếu khuynh thành" không? Nếu thế người có sắc đẹp nhất nước gọi là gì? Cám ơn Ad nhiều ạ!

"Khuynh quốc khuynh thành" là thành ngữ để nói về sắc đẹp tuyệt thế. Đọc thêm ở đây: https://www.maxreading.com/sach-hay/truyen-thanh-ngu-trung-quoc/khuynh-tha-nh-khuynh-quo-c-41084.html
Từ đó người ta mới dùng từ này để tả sắc đẹp, "nhất tiếu khuynh thành" thì hiểu là nụ cười đẹp, mà cười đẹp rồi thì mông má thêm tí kiểu gì chả đẹp nốt cả khuôn mặt, làm gì đến mức "nghiêng nước nghiêng thùng".:v

Ad ơi cho em hỏi về 2 từ "khoái chá" và "xán lạn" với, liệu ghi như vậy đã đúng chính tả chưa? Vì em thấy nhiều người vẫn hay dùng "khoái trá" và "sáng lạn"??

Như bạn viết là đúng, còn "nhiều người" viết là sai.:D
Về từ nguyên của hai từ này thì google là ra.

Cho ad bổ sung :D

Cung Hoc Tieng Viet
Ad mới đọc thêm các nguồn mới, thì nguồn gốc tiếng Việt lại theo chiều ngược lại. Các ngôn ngữ Nam Á khởi nguồn từ Nam Trung Hoa, dọc theo sông Mê Kông xuống hạ nguồn. Riêng các tiếng thuộc nhóm Vietic thì vượt qua Trường Sơn ở chỗ hẹp nhất của nó (Quảng Bình, Hà Tĩnh) rồi mới tràn ra Bắc Bộ.
+1 answer in: “Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu ạ?”

cùng học tiếng việt là những ai và điều gì đã tạo động lực cho các bạn tìm hiểu và giải đáp cho mọi người về tiếng việt thế?

CHTV gồm nhiều người đến từ khắp cả nước, hoạt động ở nhiều lĩnh vực.
Chúng tôi nghĩ rằng mọi đất nước hay nền văn hóa muốn tồn tại và phát triển được nhất định phải có một ngôn ngữ giàu mạnh. Muốn vậy, người nói ngôn ngữ đó cũng phải có vốn tiếng nói giàu mạnh. Chúng tôi muốn nhờ vào các câu hỏi của các bạn để cùng tìm tòi, học hỏi và làm giàu mạnh cho vốn tiếng nói của chúng ta.

me tây và phải gió nghĩa là gì ạ ?

Me Tây: Phụ nữ người Việt lấy chồng (hoặc cặp bồ) với người Pháp.
Phải gió: Trúng gió, tương đương với "dở hơi", "hâm", "điên" là các từ chỉ trạng thái không bình thường về thần kinh, dùng để miệt thị.

Không biết cái này có gọi là hỏi ngớ ngẩn hay không, "cộ" trong xe cộ và "sá/xá" trong phố sá/xá có nghĩa là gì nhỉ CHTV ? Giáo viên mình có hỏi một lần nhưng mình không trả lời được :c

Sá là một từ cổ, tiếng Việt cổ là [*krá], tiếng Mường hiện nay là [khá], nghĩa là đường.
Còn từ Cộ, theo ad nghĩ cũng là từ Cỗ trong "cỗ xe", là một từ chỉ máy móc, cơ cấu nói chung.
Các từ này trùng nghĩa với một từ khác (Đường và Xe) và trở nên kém thông dụng hơn, cuối cùng trở thành một tiếng không mang ý nghĩa trong từ ghép phiếm chỉ.

Next

Language: English